Doanh nghiệp được hiểu là hình thức tổ chức kinh doanh và có những hoạt động mua bán, trao đổi,… Doanh nghiệp phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở chính. Vậy các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam gồm những loại hình nào, cùng Dichvuketoan tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Những hình thức doanh nghiệp hiện nay phổ biến

Theo bộ luật về Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp chính ở Việt Nam gồm: Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm khác nhau mà tùy thuộc vào nhu cầu và năng lực của cá nhân, tổ chức mà lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Dưới đây là ưu nhược điểm của từng loại doanh nghiệp:

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp có tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân là chỉ do một cá nhân đứng lên làm chủ, có tài sản và có trụ sở giao dịch rõ ràng.

 

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp tư nhân sẽ hoàn toàn có quyền chủ động trong tất cả các việc, quyết định các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động vận hành của công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không bị ràng buộc nhiều bởi pháp lý..
  • Doanh nghiệp theo hình thức tư nhân sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác của mình bằng trách nhiệm vô hạn.

Doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro đối với chủ sở hữu công ty tư nhân là cao.
  • Phải chịu trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ không chỉ bằng tài sản của doanh nghiệp đó mà còn bằng tài sản của chủ sở hữu tư nhân của doanh nghiệp.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là đồng chủ sở hữu công ty. Ngoài thành viên hợp danh, thì cũng có thể có thêm các thành viên khác góp vốn. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tối đa bằng số vốn đã góp vào công ty.

Hình thức công ty hợp danh

Ưu điểm

  • Trong các loại hình doanh nghiệp thì Công ty hợp danh sẽ là kết hợp của nhiều người uy tín tạo nên, sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng của khách hàng.
  • Điều hành công ty không quá phức tạp do số người quản lý ít.

Nhược điểm

  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm của công hợp danh là vô hạn nên mức độ rủi ro là rất cao.
  • Loại hình này được quy định trong luật doanh nghiệp 2005 nhưng hiện nay vẫn chưa phổ biến.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức rất phổ biến, và được chia thành 2 loại như sau:

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ chịu tất cả trách nhiệm về các khoản nợ của công ty và các nghĩa khác.

Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân thì công ty TNHH một thành viên cũng được cấp giấy chứng nhận
  • Thành lập nhanh và không cần nhiều vốn điều lệ

Nhược điểm

  • Tổ chức quản lý  của công ty không chặt chẽ
  • Công ty TNHH một thành viên không có được phát hành cổ phần

Công ty TNHH

Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên

Có nhiều thành viên tham gia hoặc một tổ chức góp vốn sẽ tạo nên công ty TNHH có hai thành viên trở lên.

Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân khi cũng được pháp luật cấp giấy chứng nhận
  • Thành phần vốn của thành viên sẽ được chuyển nhượng một cách dễ dàng.

Nhược điểm

  • Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên không được phát hành trái phiếu
  • Giới hạn về số thành viên được phép góp vốn vào công ty.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty mà vốn đăng ký được chia thành nhiều phần bằng nhau. Những phần chia được gọi là cổ phần được thành lập. Công ty cổ phần sẽ có những vị trí chủ chốt là đại hội đồng cổ đông là những người nắm giữ nhiều cổ phần nhất, đối với công ty cổ phần có từ mười một cổ đông trở lên phải có ban kiểm soát.

Ưu điểm

  • Năng lực hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần rất linh hoạt cho phép nhiều người cùng góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Được quyền phát hành cổ phiếu chính vì thế mà sẽ khả năng huy động vốn rất tốt.

Nhược điểm

  • Quản lý và điều hành công ty rất khó, cần có nhiều chức vụ khác nhau
  • Thành lập và phát triển công ty cũng khó hơn và cần nhiều giấy tờ hơn.

Một số câu hỏi liên quan

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến các hình thức công ty:

Những câu hỏi liên quan

Loại hình doanh nghiệp nào nên chọn khi thành lập công ty?

Bạn có thể dựa vào tình hình kinh tế và vốn hiện có của các loại hình doanh nghiệp để lựa chọn hình thức thành lập công ty cho mình. Nếu có nhiều người góp vốn thì bạn nên chọn công ty cổ phần, còn nếu muốn dễ dàng quản lý thì nên chọn hình thức công ty TNHH.

Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu hay gọi vốn không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cả hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đều không được phát hành cổ phiếu hoặc gọi vốn. 

Loại hình doanh nghiệp thế nào thì được phát hành trái phiếu?

Trong các loại hình doanh nghiệp kể trên thì chỉ có công ty cổ phần là được phát hành cổ phiếu. Bạn có thể tham khảo các đặc điểm của từng loại hình công ty nêu trên để hiểu rõ hơn.

Kết luận

Trên đây là nội dung các loại hình doanh nghiệp mà dichvuketoan đã gửi đến cho các bạn. Nếu còn có điều vướng mắc thì hãy liên hệ nay đến dichvuketoan.biz để được giải đáp nhanh nhất.