Bảo hiểm xã hội ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý an sinh xã hội của nhà nước ta đồng thời đem lại những lợi ích không nhỏ cho người dân, đặc biệt là người lao động. Khi gia nhập thị trường lao động, hiểu rõ thủ tục chốt sổ BHXH là điều tối quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần có và các bước để chốt sổ BHXH một cách nhanh chóng, đúng quy trình nhất. 

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì? Tờ rời BHXH là gì?

Việc hiểu rõ định nghĩa là bước đầu tiên trong hành trình học hỏi các vấn đề sâu hơn liên quan đến việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. Có hai vấn đề chính trong phần này mà người lao động cần quan tâm đó là: (1) định nghĩa của chốt sổ BHXH và tờ rời BHXH; (2) các điều kiện cần và đủ cho việc chốt sổ BHXH.

Mẫu sổ bảo hiểm xã hội của người lao động 

Định nghĩa việc chốt sổ bảo hiểm xã hội, tờ rời bảo hiểm xã hội

1, Chốt sổ bảo hiểm xã hội được biết đến là thủ tục mà các công ty, doanh nghiệp,.. (gọi chung là người sử dụng lao động) bắt buộc phải thực hiện tại các cơ quan bảo hiểm xã hội khi có lao động muốn nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc có các trường hợp được quy định trong bộ luật lao động. 

2, Tờ rời bảo hiểm xã hội có hai loại là tờ rời chốt sổ và tờ rời hàng năm:

  • Tờ rời chốt sổ: được cấp khi người tham gia ngừng đóng Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội để bảo lưu thời gian đóng; di chuyển ngoài địa bàn hoặc để giải quyết các chế độ BHXH; bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
  • Tờ rời hằng năm: được các cơ quan BHXH cấp lại hằng năm vào ngày 31/12 năm tài chính, khi người lao động vẫn tham gia quá trình đóng BHXH và BHTN bình thường.

Mẫu tờ rời bảo hiểm xã hội của người lao động 

Điều kiện chốt sổ bảo hiểm xã hội

Để có thể thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: 

  • Người tham gia lao động phải tham gia đóng BHXH đúng theo quy định của pháp luật.
  • Người sử dụng lao động phải đăng ký đóng BHXH cho người lao động của mình.

Các trường hợp được hưởng khi tham gia BHXH 

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chốt sổ BHXH

Sau khi đã hiểu rõ những định nghĩa quan trọng của việc chốt sổ BHXH, hãy cùng nhau tìm hiểu về các bước, các yêu cầu bắt buộc để có thể chốt sổ BHXH ở bất kỳ cơ quan BHXH nào một cách nhanh chóng.

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp cần thực hiện 

Giải đáp thắc mắc, quy định chốt sổ bảo hiểm xã hội

Dưới đây là một vài câu hỏi thường được đặt ra khi muốn thực hiện chốt sổ BHXH:

  • Thời gian nghỉ việc là bao lâu thì có thể chốt sổ BHXH: Theo quy định của Pháp luật, sau khi người lao động ngừng việc từ 14 đến 21 ngày, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tới các cơ quan BHXH trên địa bàn để thực hiện việc chốt sổ BHXH.
  • Mất tờ rơi có được chốt sổ BHXH hay không: Tờ rời BHXH là một phần quan trọng của BHXH, chỉ được cấp lại ở một số trường hợp cụ thể nhất định. Nếu như không có tờ rời BHXH, người sử dụng lao động không thể chốt sổ BHXH. Chính vì thế, cần luôn bảo quản, cất giữ BHXH cùng tờ rời thật cẩn trọng, tránh những rủi ro không cần thiết.
  • Người lao động có được quyền tự chốt sổ BHXH không: Việc thực hiện chốt sổ BHXH phải được thực hiện bởi người sử dụng lao động (ngoại trừ các trường hợp như công ty phá sản, nợ tiền bảo hiểm,…)

Hồ sơ, thủ tục chốt sổ BHXH

Quá trình thực hiện việc chốt sổ BHXH gồm hai bước:

Bước 1: Người sử dụng lao động báo giảm lao động

  • Hồ sơ bao gồm: 01 bản phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a và 01 bản danh sách lao động đã tham gia đóng BHXH, BHYT theo mẫu D02-TS
  • Sau khi hoàn tất hồ sơ, người sử dụng lao động gửi tất cả hồ sơ cần có qua bưu điện, đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc nộp qua trang web chính thức của Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

Hồ sơ sẽ được giải quyết trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan nhận được.

Bước 2: Chốt sổ BHXH

  • Hồ sơ bao gồm: (1) 01 bản phiếu giao nhận hồ sơ mẫu 620; (2) 01 tờ rời BHXH; (3) nếu đã đóng bảo hiểm nhiều lần: các tờ rời BHXH
  • Sau khi hoàn tất hồ sơ: doanh nghiệp, công ty nộp hồ sơ theo các hình thức: Nộp qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp các cơ quan BHXH trên địa bàn mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Những lưu ý khi làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

  • Người sử dụng lao động phải thực hiện báo giảm lao động trước khi thực hiện chốt sổ BHXH.
  • Việc cắt BHXH có thể diễn ra song song với việc báo giảm lao động.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền BHXH cho người lao động trong khi các cơ quan đang hoàn tất quá trình chốt sổ. Nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện trái quy định này, cơ quan BHXH có quyền dừng chốt sổ.

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội trên dichvuketoan.biz

Kết luận

Thủ tục chốt sổ BHXH là một trong những yêu cầu cần thiết theo quy định của nhà nước đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Những chia sẻ trên đây của chúng tôi mong muốn mang đến thông tin hữu ích cho các bạn đọc khi tìm hiểu về quá trình này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại ngần truy cập trang web https://dichvuketoan.biz/ của chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.